Mở rộng độ bao phủ thông tin tín dụng

Hỗ trợ vay vốn miễn phí

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Mở rộng độ bao phủ thông tin tín dụng


CIC đang nỗ lực không ngừng để mở rộng độ bao phủ của thông tin tín dụng, cải thiện tính minh bạch và tăng cường độ chính xác của thông tin thông qua nhiều biện pháp khác nhau...


=>> ĐĂNG KÝ VAY ONLINE TẠI ĐÂY

Tín dụng cá nhân

Mức độ bao phủ của thông tin tín dụng

Dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng vay lưu trữ trong kho dữ liệu của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), hiện nay, được coi là nguồn thông tin đầu vào quan trọng, hỗ trợ các TCTD trong việc đánh giá khách hàng vay và đưa ra các quyết định về cấp tín dụng.

Mặc dù, CIC đã có quy định cụ thể tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN về việc khách hàng vay có quyền tra cứu thông tin tín dụng của bản thân mình miễn phí một lần/năm tại CIC, nhưng thực tế còn nhiều khách hàng vay (bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng DN) chưa biết đến quy định này, hoặc chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với thông tin tín dụng của chính bản thân mình.
Các TCTD sẽ có thêm nguồn thông tin để tiếp cận khách hàng vay tiềm năng, nâng cao tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Vấn đề này đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết cho CIC trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức tài chính, nâng cao nhận thức khách hàng vay về tầm quan trọng của thông tin tín dụng, góp phần tăng cường tính minh bạch và chính xác của thông tin tín dụng.

Căn cứ Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; và Quyết định số 1355/QĐ-NHNN ngày 28/6/2016 của NHNN về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 đều đặt ra một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo là “Thực hiện các giải pháp cải thiện và minh bạch hoá thông tin tín dụng, tạo điều kiện cho DN, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng theo cơ chế thị trường”.

Để thực hiện tốt các kế hoạch hành động đã được ban hành của NHNN, CIC đang nỗ lực không ngừng để mở rộng độ bao phủ của thông tin tín dụng, cải thiện tính minh bạch và tăng cường độ chính xác của thông tin thông qua nhiều biện pháp khác nhau như xây dựng cổng thông tin kết nối khách hàng vay, nhằm kết nối khách hàng với các TCTD và phục vụ việc tra cứu thông tin tín dụng của bản thân khách hàng vay và nỗ lực thu thập thông tin ngoài ngành, thông tin phi truyền thống để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

Hiện nay, theo tiến độ dự án FSMIMS, cổng thông tin kết nối khách hàng vay cá nhân đã hoàn thành, cổng thông tin kết nối khách hàng vay pháp nhân đang được nhà thầu FIS-DP hoàn thiện.

Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2016, kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đang lưu trữ khoảng 28 triệu hồ sơ khách hàng vay, con số này gần gấp đôi so với năm 2013. Tuy nhiên, số hồ sơ khách hàng vay lưu trữ tại CIC chỉ chiếm gần 30% tổng dân số Việt Nam và theo tính toán, hiện còn khoảng 41,45 triệu người trưởng thành không có hồ sơ thông tin tín dụng, chiếm 59,68% tổng dân số trưởng thành.

Trong khi đó, việc không có hồ sơ thông tin tín dụng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tài chính của các đối tượng trên, do ngân hàng không có đủ dữ liệu để đánh giá rủi ro và xét duyệt tín dụng. Do đó, để góp phần tăng cường các biện pháp phổ cập tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn, CIC đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để mở rộng độ bao phủ thông tin tín dụng và tích hợp các nguồn thông tin phi tài chính để bổ sung vào kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia.

Từ đó, thông qua các mô hình xếp hạng, đánh giá khách hàng vay trên cơ sở tích hợp nguồn thông tin phi tài chính của CIC trong tương lai, các TCTD sẽ có thêm công cụ để đánh giá và xét duyệt cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phổ cập tài chính.

Tích hợp thông tin phi tài chính

Việc tích hợp thông tin phi tài chính trong các mô hình chấm điểm khách hàng vay đã được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Canada... Theo báo cáo năm 2015 được thực hiện bởi Cục Bảo vệ Tài chính tiêu dùng của Mỹ (CFPB)      – một đơn vị được thành lập sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khoảng 26 triệu người trưởng thành ở Mỹ vào thời điểm cuối năm 2010 không có lịch sử thông tin tín dụng và khoảng 19 triệu người (chiếm 8,3% dân số trưởng thành) có lịch sử thông tin tín dụng nhưng các thông tin này không thể dùng để đánh giá trong các mô hình chấm điểm.

Tuy nhiên, sau khi tích hợp các dữ liệu phi tài chính, dữ liệu thay thế thu thập được từ các đơn vị tiện ích như điện, nước, vệ sinh, viễn thông… vào một số mô hình chấm điểm như FICO® Score hoặc VantageScore 3.0, nhiều khách hàng vay trước đây chưa từng có lịch sử thông tin tín dụng nhưng có lịch sử thanh toán dịch vụ tiện ích, dịch vụ công ích tốt đã có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức với chi phí hợp lý.

Báo cáo Doing Business năm 2016 đã đưa ra một số các ví dụ điển hình về tích hợp thông tin ngoài ngành và những lợi ích mà việc thu thập thông tin mang lại. Ví dụ đầu tiên về công ty cung cấp điện và khí gas tự nhiên của Mỹ (DTE Energy.Co). Công ty này bắt đầu tham gia báo cáo toàn bộ dữ liệu thông tin thanh toán của khách hàng vào cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng từ tháng 8/2006.

Kết quả một năm sau, có 8,1% tổng số khách hàng của DTE chưa từng có lịch sử quan hệ tín dụng đã có lịch sử dư nợ hoặc có điểm tín dụng. Ý thức được tầm quan trọng của các thông tin này, khách hàng bắt đầu ưu tiên thanh toán hóa đơn của DTE trước các hóa đơn khác, nhờ đó lượng khách hàng chậm thanh toán giảm khoảng 80 nghìn tài khoản trong vòng 6 tháng.

Ví dụ thứ hai về Công ty thông tin tín dụng First Credit Bureau của Kazakhstan. First Credit Bureau bắt đầu thu thập thông tin ngoài ngành từ năm 2007 từ công ty chất đốt quốc gia (KazMunay Gas) và một số công ty bán lẻ nội thất. Kết quả đạt được là sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ thông tin tín dụng bao phủ trên dân số trưởng thành đã tăng 80% từ 1.62 triệu lên 2.92 triệu khách hàng vay.

Các ví dụ trên cho thấy nhiều lợi ích của các bên tham gia khi tích hợp thông tin ngoài ngành, thông tin phi tài chính vào cơ sở thông tin tín dụng quốc gia. Cụ thể: Các TCTD sẽ có thêm nguồn thông tin để tiếp cận khách hàng vay tiềm năng, nâng cao tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.

Lợi ích không chỉ mang lại cho các TCTD, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các đơn vị tự nguyện tham gia báo cáo, giúp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng cũng như giảm thiểu chi phí thu nợ cho DN.

Ngoài ra, các đơn vị tham gia báo cáo cũng có thể sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng của CIC để đánh giá danh mục khách hàng nhằm nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng thân thiết của đơn vị.

Đối với khách hàng vay chưa từng có lịch sử quan hệ tín dụng nhưng có lịch sử thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại… đầy đủ, đúng hạn thì sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng tốt hơn. Theo đó, ý thức của các khách hàng cũng được nâng cao, các nghĩa vụ thanh toán sẽ được chú trọng hơn do khách hàng nhận biết được lịch sử chậm thanh toán của mình sẽ được lưu tại cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia và có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng trong tương lai.

 Việc mở rộng được nguồn thông tin dữ liệu đầu vào từ các đơn vị ngoài ngành sẽ giúp CIC có thể xây dựng được mô hình chấm điểm đối với những khách hàng vay không có lịch sử quan hệ tín dụng, theo đó góp phần hỗ trợ các TCTD trong việc đánh giá và tìm kiếm khách hàng vay tiềm năng, từ đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đặc biệt đối với khu vực nông thôn.

Hiện nay, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2016-2017 là thực hiện các giải pháp cải thiện và mình bạch thông tin tín dụng, tạo điều kiện cho DN, tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn tín dụng, CIC đang tích cực hoàn thành việc xây dựng cổng kết nối khách hàng vay thể nhân. Chương trình này đã được thí điểm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự kiến cuối năm 2016 và trong năm 2017 sẽ mở rộng thực hiện đăng ký khách hàng vay pháp nhân và thể nhân trên toàn quốc.

Đồng thời, CIC đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để thu thập bổ sung dữ liệu thông tin ngoài ngành vào kho dữ liệu quốc gia. Cụ thể, CIC đã và đang triển khai thu thập thông tin từ Công ty xử lý nợ xấu VAMC, Trung tâm hỗ trợ đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung thông tin khách hàng vào kho dữ liệu quốc gia và trao đổi với Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72 – Bộ Công An) để có thể hợp nhất các thông tin nhận dạng khách hàng vay.

Vay tín chấp theo lương chuyển khoản

Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng

=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản 


>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND


Hỗ trợ vay tiền ngân hàng


Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com

dang ký vay