Quỹ tín dụng hào hứng kết nối thông tin

Hỗ trợ vay vốn miễn phí

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng

Quỹ tín dụng hào hứng kết nối thông tin


Chi phí khai thác thông tin tín dụng giảm 3-4 lần, hàng chục QTDND sẽ tham gia kết nối thông tin trong hệ thống.


=>> ĐĂNG KÝ VAY ONLINE TẠI ĐÂY

Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, ngày 15/11 Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã phối hợp với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội nghị Báo cáo tín dụng đối với sự phát triển của các TCTD vi mô.

Hội nghị diễn ra tại TP.HCM, thu hút  sự tham gia của gần 100 Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) và quỹ tài chính đến từ các địa phương trên địa bàn 6 tỉnh Đông Nam bộ và 13 tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Thông qua việc ký kết với các đơn vị ngoài ngành, thông tin tín dụng ngày càng chính xác hơn

Chi phí sử dụng thông tin giảm mạnh

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển và Maketing của CIC cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2016, trong toàn hệ thống các TCTD trên cả nước đã có trên 1.050 QTDND và các tổ chức tài chính vi mô tham gia cung cấp và khai thác thông tin thông qua việc kết nối với CIC.

Tốc độ tăng trưởng của việc tham gia kết nối thông tin trong hệ thống quỹ tín dụng và các tổ chức tài chính vi mô khá nhanh chóng. Cụ thể, nếu cả năm 2014 chỉ có khoảng trên 80 QTDND đăng ký tham gia cung cấp và khai thác thông tin thì trong 9 tháng đầu năm 2016 con số này đã tăng gần gấp 3 lần, đạt mức 202 đơn vị.

Khi số lượng các QTDND tham gia kết nối thông tin tăng lên thì số lượng báo cáo thông tin được cập nhật và khai thác cũng tăng mạnh. Cả năm 2014, toàn hệ thống có khoảng trên 5.100 báo cáo thông tin tín dụng được khai thác thì sang năm 2015, con số này đạt khoảng 12.000 và 9 tháng năm 2016 đạt khoảng 11.200 báo cáo.

Ông Tuấn cho biết, sở dĩ việc tham gia kết nối thông tin với CIC của các QTDND và các tổ chức tài chính vi mô tăng nhanh như vậy một phần là vì các đơn vị tham gia bắt đầu nhận thấy hiệu quả hỗ trợ của các báo cáo thông tin trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Mặt khác, trong suốt 2 năm vừa qua, CIC liên tiếp triển khai cải tiến mô hình hoạt động vừa tăng chất lượng các báo cáo thông tin, vừa tiết giảm giá bán các báo cáo để khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô tham gia khai thác.

Cụ thể, ông Tuấn cho biết, hiện nay áp dụng theo các chính sách hỗ trợ giá của CIC, các QTDND và các tổ chức tài chính vi mô được miễn phí khai thác thông tin tín dụng trong tháng đầu tiên khi tham gia kết nối. Các tháng sau đó, các đơn vị này cũng được giảm 50% chi phí khi khai thác sử dụng các báo cáo thông tin từ CIC.

“So với mức giá cũ quy định trước thời điểm tháng 3/2016 thì hiện nay mức giá để khai thác các báo cáo thông tin chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/4  lần. Chẳng hạn, một bản báo cáo xếp hạng tín dụng DN nếu giá trước đây là 500.000 đồng thì hiện nay chỉ còn 125.000 đồng; một báo cáo chi tiết khách hàng vay thể nhân nếu trước đây là 80.000 đồng thì hiện nay giảm xuống chỉ còn 30.000 đồng” – ông Tuấn cho biết.

Nhiều quỹ tín dụng lên kế hoạch kết nối

Ghi nhận tại Hội nghị, có khá nhiều đại diện của QTDND đến từ các tỉnh, thành phía Nam đặt câu hỏi liên quan đến việc kết nối và khai thác thông tin khách hàng thông qua CIC.

Đại diện QTDND Nông - Công thương (quận 12, TP.HCM) cho rằng, với mức thu phí khá rẻ như hiện nay của CIC thì các quỹ tín dụng hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Vị này cho biết, sở dĩ trước nay đơn vị chưa quan tâm nhiều đến việc khai thác các thông tin tín dụng khách hàng một phần là vì hầu hết các khoản vay trong quỹ là nhỏ lẻ, nếu mức phí tra cứu thông tin quá cao thì tiền lãi thu được sẽ không đáng kể. Tuy nhiên, với ưu đãi hiện nay của CIC thì đơn vị sẽ xem xét tham gia cung cấp và khai thác thông tin.

Đặt câu hỏi về điều kiện kết nối, tích hợp thông tin với hệ thống dữ liệu của CIC, ông Nguyễn Minh Vũ (đại diện một QTDND tại Tiền Giang) cho rằng, hiện nay, tối đa mỗi tháng các quỹ tín dụng cập nhật lại thông tin khách hàng 1 lần. Như vậy thông tin đã có thể bị thay đổi, thiếu chính xác. Nếu các quỹ tín dụng muốn kết nối trực tuyến để thay đổi, cập nhật thông tin hàng tuần, hàng ngày thì mức chi phí tích hợp với hệ thống của CIC có lớn hay không?

Trả lời câu hỏi này, ông Đỗ Hoàng Phong, Tổng giám đốc CIC cho biết, việc tích hợp hệ thống sẽ được CIC hỗ trợ thay đổi các biểu mẫu và mã core phù hợp với từng TCTD vi mô, vì thế chi phí không đáng kể.

Liên quan đến việc sử dụng báo cáo thông tin từ CIC để phân loại nợ và đánh giá khách hàng, ông Nguyễn Văn Dũng, đại diện QTDND Liên Phường (TP. Vũng Tàu) nêu câu hỏi, nếu khách hàng đang có nợ ở nhóm tốt, nhưng các báo cáo thông tin từ CIC cho thấy độ rủi ro trả nợ cao thì quỹ tín dụng có thể dùng báo cáo này như căn cứ pháp lý để điều chỉnh nhóm nợ hoặc thu nợ trước hạn hay không?

Ông Phong khẳng định, các QTDND hoàn toàn có thể làm việc này mà không vi phạm pháp luật về tín dụng. Bởi theo các Thông tư 02/2013 và 09/2014 về phân loại tài sản, NHNN đã cho phép các TCTD được dùng các báo cáo thông tin của CIC làm căn cứ để phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ của mình.

Trao đổi bên lề khi kết thúc hội nghị, Thời báo Ngân hàng ghi nhận khoảng hơn 10 QTDND đến từ các địa phương Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, TP.HCM tỏ ý đồng tình với các trình bày của CIC về vai trò quan trọng của các báo cáo thông tin tín dụng đối với việc quản trị rủi ro khi cho vay. Nhiều trong số các đại diện quỹ tín dụng được hỏi cho rằng họ sẽ nghiên cứu để tiến hành kết nối thông tin với CIC trong năm 2017.

 

Vay tín chấp theo lương chuyển khoản

Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng

=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản 


>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND


Hỗ trợ vay tiền ngân hàng


Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com

dang ký vay