Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng
Gửi tiết kiệm, hay mua bảo hiểm
Đầu năm, khi lên kế hoạch tài chính dài hạn cho gia đình, nhiều người thường đắn đo: Nên lập sổ tiết kiệm hay mua bảo hiểm?
- Vay tiêu dùng SacomBank
- Vay tiêu dùng ANZ
- Vay tín chấp ANZ
- Vay tín chấp VpBank
- Vay tiêu dùng VpBank
- Vay tín chấp Eximbank
- Vay tiêu dùng Eximbank
- Vay tín chấp Maritime Bank
Xã hội ngày càng phát triển, trẻ con ngày càng được quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng và được ba mẹ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc sống. Do vậy, gần đây chuyện để dành một khoản tiền nhất định lo cho tương lai các con, việc lập sổ tiết kiệm và mua bảo hiểm cho con luôn là chuyện mà phụ huynh quan tâm đến. Thế nhưng, trong bối cảnh “loạn” chương trình khuyến mại, ưu đãi, tích điểm, tặng quà… không ít ông bố, bà mẹ trẻ… “đau đầu” chọn một quyết định phù hợp cho mình.
Thực tế, việc lập sổ tiết kiệm hay mua bảo hiểm riêng cho con cái gần đây được nhiều người “cân đo đong đếm” hơn cả. Về lý thuyết, khi cha mẹ lập tài khoản riêng cho con tại ngân hàng thì các quyển sổ tiết kiệm sẽ mang tên bé, thuộc quyền sở hữu của bé, nhưng cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp vẫn là người đại diện mở sổ, đến gửi tiền hay rút tiền. Đây là loại hình đang được các ngân hàng chú trọng phát triển, đặc biệt là những dịp sau tết các bé có nhiều tiền lì xì, tiền để dành…
Các sản phẩm tiết kiệm cho con tại ngân hàng đều có tặng kèm bảo hiểm, và ngược lại sản phẩm bảo hiểm có thể cũng có chi trả lãi suất
Hiện tại, thị trường có nhiều sản phẩm tiết kiệm dành riêng cho trẻ em, ví dụ như “Yêu thương cho con” của Nam A Bank, “Super kid” của Techcombank, hay “Chắp cánh cho con” của Dong A Bank…
Điểm chung của các loại hình này là đều đứng tên và thuộc quyền sở hữu của trẻ dưới 15 tuổi. Số tiền tích lũy hàng năm tùy theo khả năng của bố mẹ, hoàn toàn linh động, không giới hạn số lần và số tiền nộp vào tài khoản, tiện lợi với kênh gửi tiền đa dạng: nộp tiền tại quầy, chuyển tiền qua internet banking hoặc chỉ định ngân hàng trích tiền tự động.
Đặc biệt, món tiền tiết kiệm của các bé vẫn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn có kỳ hạn cùng một loạt những ưu đãi khác, tùy từng ngân hàng.
Nói về lợi ích của việc gửi sổ tiết kiệm cho con, chị Nguyễn Thị Minh Thu (Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, đây là sản phẩm rất thiết thực. Theo đó, sau khi lập sổ tiết kiệm riêng cho con gái đầu, chị tiếp tục lập quyển sổ thứ hai dành cho con trai.
“Tôi đang sử dụng sản phẩm “Yêu thương cho con” của Nam A Bank vì nó đa dạng về hình thức gửi. Chẳng hạn, tôi có thể lựa chọn kỳ hạn từ 2-10 năm, tùy theo khả năng tài chính của mình. Bên cạnh lãi suất hấp dẫn, các con của tôi còn được tặng Bảo hiểm Bảo An Tích Lũy của Công ty Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam trong suốt thời gian gửi với số tiền bảo hiểm tối đa lên đến 800 triệu đồng. Tôi nghĩ rằng, đây là một trong những cách dễ dàng giúp tôi đảm bảo thật tốt cho tương lai của bọn trẻ”, chị Thu chia sẻ.
Nếu so sánh với các sản phẩm bảo hiểm thì hiện nay, sản phẩm tiết kiệm tại ngân hàng có một số khác biệt. Chẳng hạn, ý tưởng để dành tiền cho con có thể “phá sản” với một vài người vốn không thực sự kiên định, rút tiền giữa chừng. Hoặc trong trường hợp cha mẹ xảy ra sự cố, con cái khi đến tuổi trưởng thành vẫn hưởng đúng số tiền theo hợp đồng đã mua bảo hiểm, còn với sổ tiết kiệm con sẽ chỉ nhận đúng bằng số tiền đã gửi. Do đó, nhiều bà mẹ trẻ cho biết bên cạnh lựa chọn gửi tiết kiệm tích lũy, gia đình vẫn có xu hướng mua bảo hiểm cho con đến năm 18 tuổi.
Thực ra, lợi ích của bảo hiểm mang lại cũng được nhiều người mua đánh giá cao. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bảo hiểm tích lũy cho con để các gia đình lựa chọn, như: bảo hiểm an sinh, bảo hiểm giáo dục, bảo hiểm sức khỏe, tích lũy giáo dục…từ nhiều các công ty bảo hiểm như PVI, PTI, Bảo Việt, Prudential... Quyền lợi thể hiện trên hợp đồng bảo hiểm cũng khá phù hợp với mong muốn của người làm cha mẹ.
Thậm chí, hiện nay nhiều gói bảo hiểm tích lũy cho con còn được các công ty bảo hiểm chi trả lãi suất hàng tháng giống như gửi tiết kiệm ngân hàng. Việc tăng thêm quyền lợi trong bảo hiểm đã kéo nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ này.
Thế nhưng, theo cách nhìn nhận của giới chuyên môn, khi quyết định mua bảo hiểm thay vì lựa chọn sản phẩm gửi tiết kiệm cho con, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi, đặc tính cùng phạm vi bảo hiểm để tránh ảnh hưởng đến tài chính gia đình, bỏ dở chương trình bảo hiểm giữa chừng gây tốn kém, lãng phí…
Việc lựa chọn nào trong việc lập sổ tiết kiệm hay mua bảo hiểm cho con là điều tốt nhất, dù không phải luôn có câu trả lời chuẩn xác, nhưng qua trao đổi với các chuyên gia tài chính, thiết nghĩ bậc cha mẹ nên tùy thuộc vào khả năng tài chính của gia đình, cũng như khoản muốn tiết kiệm để lựa chọn chương trình cho phù hợp.
Chẳng hạn, nếu thu nhập của gia đình không ổn định, cha mẹ nên chọn lập tài khoản gửi tiết kiệm cho con tại ngân hàng và nên lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu tiết kiệm của mình.
Ngược lại, nếu thu nhập của cha mẹ tương đối tốt và đều thì mua bảo hiểm cho bé sẽ là hợp lý, bởi lãi suất cũng như quyền lợi sau này bé được hưởng từ bảo hiểm có phần tốt hơn. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, các ngân hàng cũng còn có rất nhiều chương trình, sản phẩm tiết kiệm khá tốt và phù hợp với từng điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
Đồng thời, luôn có sản phẩm mới để các khách hàng có thể xem xét và tìm ra những lựa chọn thích hợp nhất cho chính gia đình và con cái của mình…
Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng
=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND
Hỗ trợ vay tiền ngân hàng
Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com
Tin liên quan
- Lãi suất vay tín chấp ngân hàng VPBank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Easy Credit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Vietcapital Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Ocean Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng HSBC năm 2022
- Lãi suất ngân hàng Mcredit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng OCB năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng SCB năm 2022
- Vay tiền Agribank 2020
- Vay 200 triệu lãi bao nhiêu
- Vay tiền online chuyển khoản 2020
- Vay tiền nhanh TPHCM 2020
- Làm thẻ tín dụng BIDV
- Home Credit là gì? Có nên vay tiền tại Home Credit không?
- Các hình thức vay tiền Sacombank
- Vay tiền trả góp hàng ngày
- Vay tiền trả góp tháng 2019
- Dịch vụ vay vốn ngân hàng
- Mobile Money, Cơ hội lớn, thách thức nhiều
- Đăng ký vay tiền online, vay tiền online tại nhà