Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng
Ngân hàng Vietcombank dẫn đầu giá mua
Laisuatvaytinchap - Ngày 16/3, các ngân hàng thương mại đồng loạt nâng giá USD trên biểu niêm yết. Bước nhảy tới 100 VND qua một ngày là biến động đáng chú ý nhất kể từ diễn biến dẫn đến Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh đầu tháng 1/2015.
Cho vay tín chấp theo lương Vietcombank không cần tài sản đảm bảo
Khởi đầu từ 21.390 - 21.410 VND cuối tuần trước, giá USD liên tục nhảy trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại. Các bước tăng trở nên dồn dập vào cuối chiều.
Chốt ngày giao dịch, mức 21.500 VND giá bán ra đã áp phổ biến, một số thành viên đã đẩy lên 21.520 - 21.550 VND, cao nhất 21.580 VND có tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Trong các đợt biến động mạnh trước đây, Ngân hàng Nhà nước thường có phản ứng nhanh, lập tức ra thông tin định hướng thị trường. Nhưng lần này, đến tối muộn 16/3 vẫn chưa có thông tin nào được đưa ra.
Vì sao tỷ giá USD/VND có một ngày biến động mạnh, tách khỏi quãng ổn định từ sau lần điều chỉnh 1% vào ngày 7/1/2015 đến nay? Liệu diễn biến này có đi trước một thay đổi nào đó về chính sách mới, hay điều chỉnh mới? Hay có nhu cầu ngoại tệ bất thường hoặc đột xuất quy mô lớn trong thanh toán…?
Còn về bối cảnh, biến động mạnh của tỷ giá USD/VND diễn ra sau khi lãi suất huy động VND tiếp tục giảm thêm; chênh lệch giá vàng trong nước so với thế giới doãng rộng tới khoảng 5,7 triệu đồng/lượng; đồng USD liên tục lên giá so với một số ngoại tệ mạnh trên thị trường thế giới…
Trước những suy đoán khác nhau, Ngân hàng Nhà nước tạm thời im lặng. Có lẽ mặc dù biến động mạnh nhưng tỷ giá USD/VND vẫn đang nằm gọn trong khoảng định hướng nhà điều hành đưa ra.
Cụ thể, mức giá cao phổ biến cuối ngày 16/3 ở 21.520 - 21.550 VND vẫn còn cách xa mức trần 21.673 VND từ biên độ +/-1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Thậm chí, tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng đang nằm gọn trong khung giá can thiệp của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (xuống đến 21.350 VND thì mua vào, lên đến 21.600 VND thì bán ra).
Nói cách khác, dù tăng tới 100 VND qua một ngày, nhưng tạm thời tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức vẫn đang bơi khá thoải mái trong biên độ cho phép. Chỉ khi nào nó chạm mức định hướng hoặc trần biên độ, Ngân hàng Nhà nước sẽ (có thể buộc) can thiệp cụ thể hơn.
Khi chưa có thông tin định hướng từ nhà điều hành, hay có yếu tố cầu bất thường hay không, chênh lệch giá mua vào - bán ra sẽ phản ánh nhất định tình thế trên thị trường.
Trong ngày 16/3, dù liên tiếp tăng giá bán ra, nhưng hầu hết các ngân hàng thương mại lại dè chừng ở giá mua vào. Trước các biến động lớn, doãng rộng giá mua vào - bán ra là phản ứng thường thấy trước quan ngại rủi ro; hoặc việc doãng rộng phản ánh nhu cầu không lớn và không quyết mua đuổi, mua bằng mọi giá.
Trong các đợt biến động tỷ giá, tình hình chỉ thực sự căng thẳng khi các ngân hàng cùng nâng giá mua vào áp sát giá bán - như sự thu hẹp chỉ còn 20 - 25 VND trong lần điều chỉnh ngày 7/1 vừa qua, hay trạng thái giá mua san bằng giá bán và xuất hiện tình trạng “hai giá” trong hệ thống ngân hàng tại một số thời điểm xáo trộn nhiều năm trước.
Nay, dễ thấy nhiều ngân hàng thương mại chủ động doãng chênh lệch giá mua vào - bán ra phổ biến trong ngày 16/3 từ 80 đến tới 100 VND. Chênh lớn này phản ánh cầu ngoại tệ nói chung không quá căng thẳng.
Cộng với biến động tỷ giá vẫn nằm gọn trong biên độ và khung định hướng như trên, nên có lẽ Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa lên tiếng (?). Và khi chưa có sự thay đổi nào về thông tin, cam kết giữ ổn định tỷ giá năm nay của nhà điều hành vẫn còn đó, một cam kết không chỉ đơn thuần về kinh tế.
Cũng từ quan sát diễn biến của tỷ giá USD/VND, việc điều chỉnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong ngày 16/3 là rất đáng chú ý.
Giá mua phản ánh nhu cầu. Trong ngày 16/3, qua biểu cập nhật, các mức giá mua vào của Vietcombank - đầu mối có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lên tới trên 20% trong năm 2014 - thường đi trước các thành viên lớn khác.
Chốt ngày, Vietcombank cũng là ngân hàng áp mức giá mua vào USD cao nhất trên thị trường, với 21.460 VND, trong khi hầu hết các thành viên khác chỉ áp từ 21.420 - 21.440 VND.
Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng
=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND
Hỗ trợ vay tiền ngân hàng
Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com
Tin liên quan
- SCB vạn thịnh phát
- Lãi suất vay trả góp ngân hàng Agribank
- Lãi suất vay tín chấp ngân hàng Vietinbank năm 2022
- Lãi suất vay tín chấp ngân hàng VPBank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng MB Shinsei năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Vietcredit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng UCB năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Easy Credit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Standard Chartered năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Maitime năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Fe Credit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Viettinbank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Vietcapital Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng SHB năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Ocean Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng HSBC năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng PG Bank năm 2022
- Lãi suất ngân hàng Mcredit năm 2022
- Lãi suất ngân hàng HD Saigon năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng DongA Bank năm 2022