Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng
Nhìn từ việc thí điểm Mobile Money
Các chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng, bản chất của dịch vụ Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỷ lệ 1:1
=>> Xem thêm: Vay theo sim điện thoại
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đã đề ra những mục tiêu cụ thể với các giải pháp và lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn, kỳ vọng mở ra thời kỳ mới của ngành Ngân hàng, trong đó, mục tiêu về lĩnh vực thanh toán là: “Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%”.
Một trong những nội dung tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2019 là yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với NHNN xây dựng phương án cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai thí điểm dịch vụ thanh toán điện tử không qua tài khoản ngân hàng (Mobile Money).
Mới đây, ông Phạm Đức Long - Tổng Giám đốc VNPT đã đề xuất với Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho phép VNPT triển khai dịch vụ Mobile Money. Có thể nói đây là một quyết định có tính đột phá để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây cũng là một thách thức không nhỏ với ngân hàng, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán, người bán hàng hoá/dịch vụ, hay liên quan tới các vấn đề pháp lý...
Chia sẻ mới đây, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết: Nếu triển khai Mobile Money, chắc chắn sẽ mở ra một cuộc cạnh tranh mới trong lĩnh vực thanh toán; cuộc đua mới về thanh toán điện tử thậm chí có thể bùng nổ. Bởi với thế mạnh của các công ty viễn thông khi có hàng chục triệu thuê bao đã được xác thực (KYC), có mạng lưới rộng, tham gia thị trường thanh toán, rõ ràng sẽ là thách thức rất lớn với các ngân hàng.
Một chuyên gia cùng chung quan điểm lấy đơn cử trường hợp một doanh nghiệp viễn thông có thể mở ví điện tử cho khách hàng, khách hàng có thể nạp tiền vào ví điện tử này rồi sử dụng thanh toán.
“Nếu không qua hệ thống ngân hàng thì việc thanh tra thuế sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Thêm nữa, vấn đề rửa tiền rủi ro cũng lớn hơn bởi nếu qua hệ thống ngân hàng thì tất cả những dòng tiền vào tài khoản của một khách hàng đều được xem xét cẩn thận, còn nếu ở ví điện tử thì rất khó. Chưa kể cũng cần thiết nghiên cứu về việc giới hạn số tiền nạp vào ví điện tử. “Quan trọng nhất vẫn là phải kiểm soát được nguồn tiền để tránh rủi ro”, vị này nhìn nhận.
Các chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng, bản chất của dịch vụ Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỷ lệ 1:1. Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money không phải là đơn vị phát hành tiền điện tử vì không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông, mà chỉ chuyển đổi hình thức của tiền mặt để khách hàng có thể sử dụng thanh toán theo một hình thức mới.
Hình thức này tương tự như thẻ ATM, khi khách hàng nộp tiền mặt để nhận được một khoản tiền điện tử có giá trị tương đương. Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo việc quản lý sim rác, thanh toán các dịch vụ hợp pháp...
Theo một nguồn tin, dù Thủ tướng chưa quyết định nhưng phía NHNN cũng đề xuất giới hạn thanh toán Mobile Money chỉ khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng. Ở mặt khác, để triển khai được Mobile Money, đòi hỏi đi cùng với đó phải phát triển rộng khắp tới nhiều dịch vụ. Khi dùng điện thoại có thể thanh toán được mọi nơi, bất cứ đâu cũng đồng nghĩa với việc từ cửa tiệm tạp hoá, bãi gửi xe, quán cafe... đều phải chấp nhận thanh toán được qua di động. Thực tế này sẽ đặt ra yêu cầu phát triển hàng triệu điểm thanh toán, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp viễn thông.
Nói tới vấn đề này, đại diện Viettel cho biết: với mục tiêu của Viettel là phổ cập dịch vụ tài chính cá nhân cho mọi người dân, đơn vị này cũng đưa ra mục tiêu sẽ triển khai 300.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, phủ được 100% các quận huyện và 80% các phường, xã nhằm đáp ứng nhu cầu nạp/rút tiền/chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán các dịch vụ mua sắm hàng ngày tại siêu thị, chuỗi bán lẻ, kinh doanh cá thể...
Chia sẻ về định hướng đối với hoạt động thanh toán thời gian tới, đại diện Vụ Thanh toán thông tin thêm: NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, và thời gian tới sẽ có 2 nghị định được đưa ra.
Cụ thể, một Nghị định về TTKDTM, trong đó có một số điểm mới: quy định rõ ràng hơn về việc hợp tác giữa các tổ chức ngân hàng với các đơn vị thanh toán nước ngoài; lần đầu tiên đưa khái niệm về tiền điện tử; đặc biệt làm rõ hơn về việc các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không thông qua tài khoản thanh toán; giao ngân hàng đại lý làm các lĩnh vực thanh toán. Khi được ban hành, nghị định này được kỳ vọng sẽ tạo ra những nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiện TTKDTM.
Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng
=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND
Hỗ trợ vay tiền ngân hàng
Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com
Tin liên quan
- Bảng giá các mặt hàng tiêu dùng
- Lãi suất vay trả góp ngân hàng Agribank
- Lãi suất vay tín chấp ngân hàng Vietinbank năm 2022
- Lãi suất vay tín chấp ngân hàng VPBank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng MB Shinsei năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Vietcredit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng UCB năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Standard Chartered năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Maitime năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Fe Credit năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Prudential Finance năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Vietcapital Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng SHB năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng Ocean Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng HSBC năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng PG Bank năm 2022
- Lãi suất ngân hàng Mcredit năm 2022
- Lãi suất ngân hàng HD Saigon năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng DongA Bank năm 2022
- Lãi suất vay ngân hàng PVcomBank năm 2022