Tin tức | Thẻ ngân hàng
Làm thẻ nào ít tốn phí mà vẫn mua app, mua hàng online được?
tinhte - Một câu hỏi mà nhiều năm trước cho tới tận bây giờ vẫn có nhiều anh em thắc mắc: làm thẻ tín dụng nào để có thể mua được app và hàng hóa online?
- Thẻ tín dụng
- Vay tín chấp AgriBank
- Vay vốn ngân hàng AgriBank
- Vay tín chấp VietinBank
- Vay tiêu dùng VietinBank
- Vay tín chấp VietcomBank
- Vay tiêu dùng VietcomBank
- Vay vốn thế chấp Vietcombank
Một câu hỏi mà nhiều năm trước cho tới tận bây giờ vẫn có nhiều anh em thắc mắc: làm thẻ tín dụng nào để có thể mua được app và hàng hóa online? Câu trả lời đơn giản sẽ là làm thẻ Visa hoặc Master, nhưng bạn có biết là dòng thẻ này còn có nhiều loại khác nhau, và mức phí của mỗi ngân hàng cũng sẽ khác nhau hay không? Xin giới thiệu anh em mốt số loại thẻ cơ bản mà anh em có thể dùng cho mục đích như trên.
Thẻ ATM, phân biệt với thẻ thanh toán quốc tế
Thẻ ATM là thẻ do ngân hàng nội địa trong nước phát hành, nó cũng là cái thẻ mà bạn hay dùng để đi rút tiền, đi cà thẻ mua sắm, hay thực hiện một số giao dịch trực tuyến. Ngoài cái tên là thẻ ATM, người ta còn gọi thẻ này là thẻ nội địa.
Thẻ thanh toán quốc tế cũng do ngân hàng phát hành, nhưng bạn sẽ thấy logo Visa, Mastercard, JCB, American Express và một số cái tên khác gắn lên. Thẻ này vẫn sử dụng tài khoản ngân hàng của bạn để làm nơi chứa tiền, nhưng cái khác biệt là nó tính "quốc tế", bạn có thể dùng nó để mua hàng online và mua app rất dễ dàng. Trong khi đó, thẻ ATM thường không được chấp nhận bởi các bên bán hàng ở nước ngoài, Apple, Google, Microsoft cũng chỉ hỗ trợ thanh toán bằng thẻ quốc tế mà thôi.
Với thẻ thanh toán quốc tế, bạn cũng có thể đi rút tiền, đi cà thẻ mua sắm như thẻ ATM. Phí rút tiền nếu rút ngay tại trụ ATM của ngân hàng phát hành thì thường được miễn hoặc tính mức 1%, còn nếu rút ở những trụ ATM của ngân hàng khác bạn có thể chịu thêm mức phí cao hơn. Bạn cũng có thể dùng thẻ quốc tế để đi rút tiền khi ra nước ngoài nhưng sẽ bị tính phí rút + phí chuyển đổi ngoại tệ nên nhớ để ý nhé không thôi mất tiền không cần thiết.
Sẵn chia sẻ luôn với anh em: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nơi mua sắm không được tính phí thanh toán khi sử dụng thẻ, dù là thẻ ATM hay thẻ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nơi phụ thu thêm 2-3% khi bạn trả tiền bằng thẻ, điều này vi phạm quy định và bạn hãy chia tay những nơi bán hàng như thế. Ở đa số các nước mà mình từng đi như Mỹ, Singapore, các quốc gia Châu Âu... cũng không thu phí sử dụng thẻ, thậm chí họ còn khuyến khích dùng thẻ để thanh toán để tăng khả năng kiểm soát dòng tiền và giảm rủi ro vận chuyển. Chỉ một số rất ít các cửa hàng thu thêm phí và thường mình cũng không ghé lại những nơi này.
Hai loại thẻ thanh toán quốc tế
Ok, vậy là chúng ta sẽ làm thẻ thanh toán quốc tế để phục vụ cho mục đích mua app và mua hàng online. Nhưng tới đây thẻ quốc tế lại chia tiếp thành 2 nhánh:
Thẻ ghi nợ - còn gọi là thẻ debit
Loại thẻ này có nghĩa là trong tài khoản ngân hàng của bạn đang có bao nhiêu tiền thì bạn dùng bấy nhiêu mà thôi, xài hết thì không cà được nữa. Phí duy trì thẻ Visa, Master debit khá rẻ, như ngân hàng Vietcombank mình đang xài thì chỉ 5000 đồng / tháng. Bù lại, bạn không có được nhiều ưu đãi và chương trình giảm giá từ các hãng bán lẻ và công ty cung cấp dịch vụ đối tác của ngân hàng như thẻ credit. Cái này sẽ nói kĩ hơn bên dưới.
Thẻ debit mở thẻ rất nhanh và dễ vì bạn chỉ xài tiền của bạn có mà thôi. Xách chứng minh nhân dân của bạn ra ngân hàng mong muốn, điền một tờ phiếu mở thẻ (và mở tài khoản nếu chưa có, còn có sẵn tài khoản thì yêu cầu ngân hàng link thẻ vào cũng được) là xong. Thời gian mở thẻ có thể là vài tiếng đến 10 ngày tùy ngân hàng.
Thẻ tín dụng - còn gọi là thẻ credit
Loại thẻ này có thể xem như ngân hàng cho bạn mượn tiền để dùng, cần bao nhiêu cứ cà trước, ngay cả khi tài khoản ngân hàng của bạn không còn đủ tiền để mua món hàng thì bạn vẫn có thể thanh toán. Trong thời hạn 30 hoặc 45 ngày (tùy ngân hàng), bạn phải trả lại tiền cho ngân hàng bằng cách nộp tiền mặt hoặc thực hiện online. Trong thời hạn quy định thì bạn sẽ không bị tính lãi suất, tức là bạn xài 3 triệu thì trả 3 triệu thôi. Qua ngày đó, bạn sẽ phải trả thêm một số % nhất định. Số tiền bạn được phép dùng trong tháng sẽ có một hạn mức nhất định, có thể là vài chục triệu, trăm triệu hay tỉ.
Thẻ credit thường có phí duy trì cao hơn so với thẻ debit, có nơi vài trăm nghìn, nhưng cũng có ngân hàng tính bạn tới cả triệu đồng / năm. Bù lại, bạn sẽ được một số lợi ích dạng như:
Mua hàng bằng thẻ credit của ngân hàng A tại Tiki, Lazada, Adayroi được giảm 30%
Thanh toán bằng thẻ credit được hoàn tiền 1-2%
Giảm 500.000 đồng khi mua hàng bằng thẻ credit của ngân hàng A, B, C tại hệ thống siêu thị X
Thẻ credit cũng có cơ chế hoàn tiền, gọi là cashback. Số tiền được hoàn sẽ phụ thuộc vào mức độ chi tiêu của bạn trong năm và những dịch vụ bạn chi tiêu. Ví dụ, thẻ credit của ngân hàng Standard Charter hoàn 25% tiền mọi chuyến Uber từ nay đến hết ngày 30/9/2017, thẻ Citibank thì hoàn 1% khi chi tiêu ở một số siêu thị, nhà hàng, cơ sở giáo dục.
Để mở thẻ credit, đa số ngân hàng thường yêu cầu bạn chứng minh tài chính, tức là chứng minh thu nhập hằng tháng của bạn là bao nhiêu, dựa vào đây họ sẽ cấp hạn mức thanh toán tương ứng cho bạn. Cũng phải thôi, lỡ lương bạn 2 triệu một tháng mà bạn chi một lần 100 triệu thì làm sao ngân hàng đảm bảo bạn sẽ trả đủ tiền cho họ trong thời gian hợp lý. Thủ tục mở thẻ credit bạn có thể liên hệ với từng ngân hàng để họ hướng dẫn cho đầy đủ.
Tóm lại nên mở thẻ nào: Với mình, vì chỉ dùng để mua app và thỉnh thoảng mua hàng online, thẻ debit là lựa chọn hợp lý vì phí rẻ và mình cũng không quan tâm tới những lợi ích từ đối tác hay hoàn tiền. Mình cũng không muốn trả phí thường niên quá cao nên mình chọn làm thẻ debit. Còn nếu bạn muốn xài chung thẻ đó cho những nhu cầu khác nữa thì có thẻ cân nhắc dùng credit.
Chọn thương hiệu thẻ nào? Visa, Mastercard hay cái nào khác?
Visa, Mastercard, JCB, American Express (Amex) là những cái tên phổ biến tại Việt Nam, ngoài ra còn có thêm Discover, Union Pay. Đây cũng là những tổ chức phát hành và quản lý thẻ. Trong những cái tên ở trên, Visa và Mastercard là được chấp nhận rộng rãi nhất, gần như mọi quốc gia có hệ thống thanh toán thẻ trên thế giới đều chấp nhận hai thẻ này nên bạn có thể dùng nó để mua hàng, mua app ở mọi nơi, mọi nước, và cũng rất tiện khi đi nước ngoài.
Những loại thẻ kia, như JCB, Amex thì được chấp nhận ở ít nơi hơn, có những website online hoàn toàn không cho JCB và Amex thanh toán luôn, chỉ cho phép Visa và Mastercard mà thôi. Bù lại, các thẻ JCB, Amex ở Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về giảm giá và hoàn tiền.
Với mình, mình chọn làm thẻ Visa vì mình thích cái tên Visa hơn Mastercard :D, hơn nữa ngân hàng của mình tính phí thường niên của hai loại này như nhau nên không có nhiều lý do để so sánh và phân biệt. Những cái tên khác mình loại khỏi danh sách vì tính tương thích của chúng như đã chia sẻ với anh em ở trêm. Mình cũng hay đi nước ngoài, việc sở hữu thẻ Visa là rất tiện.
Tóm lại: mình chọn làm thẻ Visa Debit cho nhu cầu của bài viết này vì phí ít, được chấp nhận rộng rãi, có thể dùng để cà mua hàng ngoài đời, mua online cũng như mua app.
Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng
=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND
Hỗ trợ vay tiền ngân hàng
Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com
Tin liên quan
- Trả góp qua thẻ tín dụng techcombank 2024
- Mở the tín dụng ocb không chứng minh thu nhập
- Trả góp qua the tín dụng techcombank
- Cẩn trọng lừa đảo khi mở thẻ
- Mua trả góp bằng the tín dụng 2020
- Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng citibank
- Thẻ tín dụng Citibank
- Thẻ tín dụng HSBC, Mở thẻ tín dụng HSBC
- Thẻ ATM BIDV, Cách làm thẻ ATM BIDV
- Samsung trả Góp 0% Lãi Suất bằng thẻ tín dụng
- Mua xe máy trả góp bằng thẻ tín dụng hsbc
- HSBC Mở Thẻ Trực Tuyến dễ dàng, mọi lúc mọi nơi
- Thủ tục mua xe máy trả góp
- Kiểm tra hợp đồng trả góp
- Media Mart Ưu đãi trả góp Trả trước 0 đồng, Lãi suất 0%
- Credit Card Number
- Vay tiền trả góp theo tháng 2020
- Vay mua xe máy trả góp sacombank
- Vay tín chấp để mua xe máy, Nên hay không nên vay tín chấp để mua xe máy
- Chủ thẻ tín dụng SeABank mua vàng được hoàn tiền tối đa 500 nghìn đồng