Năm 2017: Dùng thẻ tín dụng nào phí thấp nhất?

Hỗ trợ vay vốn miễn phí

 

Tin tức | Tin Tài chính - Ngân hàng | Thẻ ngân hàng

Năm 2017: Dùng thẻ tín dụng nào phí thấp nhất?


Thẻ tín dụng ngày nay đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến và quen thuộc, thậm chí là “vật bất ly thân” đối với những tín đồ mua sắm. Người tiêu dùng có thể mua sắm đủ mọi thứ, từ gói tăm, bó hoa cúng rằm, cho đến cả căn nhà bằng thẻ tín dụng.


=>> ĐĂNG KÝ VAY ONLINE TẠI ĐÂY

Thẻ tín dụng visa

Do đó, việc lựa chọn thẻ tín dụng nào cho có lợi nhất, chi phí thấp, dịch vụ hỗ trợ tốt là điều người dùng rất cần quan tâm.

Để cạnh tranh thu hút khách hàng, các ngân hàng cùng với công ty phát hành thẻ liên tục tung ra nhiều chương trình khuyến mại giảm giá dành cho khách hàng. Tuy nhiên, những chương trình này thường là ngắn hạn và không hẳn phù hợp với số đông khách hàng nên điều cần quan tâm khi lựa chọn thẻ tín dụng là các chi phí giao dịch và dịch vụ hỗ trợ của ngân hàng.

Ngân hàng nhỏ cạnh tranh bằng chi phí thấp

Chúng tôi đã khảo sát nhanh 17 ngân hàng thuộc 3 nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài, hiện cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng phổ biến để so sánh về các chi phí cơ bản khi giao dịch thẻ.

Theo đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước có ưu điểm lớn về chi phí cơ bản như phí thường niên, lãi suất, phí giao dịch ngoại tệ đều ở mức thấp nhất so với 2 nhóm còn lại. Cụ thể, mức phí thường niên thẻ chuẩn của Vietinbank chỉ là 75.000 đồng/năm, Vietcombank là 100.000 đồng/năm.

Lãi suất vay thẻ của nhóm này cũng ở mức thấp như ở Vietcombank là từ 0,83%/tháng – 1,416%/tháng, BIDV là 1,25 – 1,5%/tháng. Phí chuyển đổi khi giao dịch ngoại tệ của Vietcombank và BIDV cũng ở mức rất cạnh tranh là từ 2% và 2,1%...

Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần khác, các mức chi phí dao động trong khoảng khá rộng và cũng có những ngân hàng có chi phí rất cạnh tranh. LienVietPostBank phát hành thẻ với mức phí thường niên thẻ chuẩn thấp nhất là 150.000 – 400.000 đồng/năm, cùng với lãi suất vay và phí giao dịch ngoại tệ ở mức khá cạnh tranh lần lượt là 1,5 – 1,7% và 3%. Thẻ tín dụng do SHB phát hành cũng có chi phí ở mức thấp như phí thường niên từ 250.000 – 800.000 đồng/năm, lãi suất vay tương tự LienVietPostBank nhưng phí giao dịch ngoại tệ thấp hơn, chỉ 2,5%.

PvCombank là ngân hàng đang phát hành thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi cho khách hàng như miễn phí thường niên năm đầu, phí từ năm sau là 300.000 – 900.000 đồng/năm. Đặc biệt lãi vay của thẻ ở mức thấp nhất nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 1% - 1,83%/tháng, phí giao dịch ngoại tệ 2,3%. Ngân hàng này còn có dịch vụ chọn số thẻ theo yêu cầu với mức phí 500.000 đồng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ thông tin qua đường dây nóng của PvCombank nên được cải thiện hơn.  

Nhìn chung, phí thường niên thẻ chuẩn ở nhóm này trong khoảng 150.000 – 300.000, các hạng thẻ cao hơn tùy theo chính sách ưu đãi, mức phí có thể lên đến 1.300.000 đồng/năm như tại ACB.

Ngân hàng ngoại phí cao

Về lãi vay, trong khi các ngân hàng trên có lãi vay cạnh tranh thì 3 ngân hàng có lãi vay cho thẻ chuẩn cao nhất là VP Bank 2,99%/tháng, VIB 2,58%/tháng, Techcombank 2,316%/tháng.

VIB và Techcombank cũng là hai ngân hàng có mức phí phạt chậm trả và phí giao dịch ngoại tệ cao nhất, lần lượt phí phạt chậm trả là 6% số tiền thanh toán tối thiểu và phí giao dịch ngoại tệ là 4%. Tuy nhiên, VIB có ưu điểm là thời hạn miễn lãi tối đa có thể lên đến 55 ngày.

Ở nhóm các ngân hàng nước ngoài, các chi phí cơ bản ở mức cao hơn so với hai nhóm còn lại. Phí thường niên mở thẻ dao động từ 350.000 – 2.000.000 đồng/năm, lãi suất vay từ 2,2 – 2,6%/tháng. Phí giao dịch ngoại tệ từ 3,25% - 4%. Standard&Chartered, ngân hàng mới bắt đầu phát hành thẻ tại Việt Nam từ năm 2016, có mức phí thường niên cao nhất, từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/năm.

Nhìn chung, các ngân hàng ngoại thường có mức phí cao và xác định cạnh tranh bằng dịch vụ, đặc biệt là họ có lợi thế trong cung cấp dịch vụ thanh toán khi giao dịch ở nước ngoài. Tuy nhiên, trên thị trường nội địa, các ngân hàng này không thể hiện rõ ưu thế so với các ngân hàng trong nước.

Trong số 16 ngân hàng, đa số các ngân hàng có thời hạn miễn lãi tối đa là 45 ngày. Riêng một số ngân hàng có thời hạn miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày là ACB, Sacombank, VIB, Standard&Chartered.  

Về phí rút tiền mặt, đa số các ngân hàng quy định ở mức 4%, tối thiểu là 50.000 – 100.000 đồng. Riêng Sacombank có mức phí rút tiền mặt thấp nhất, từ 2,15 – 2,5% cùng với việc miễn lãi tối đa 55 ngày.  

Dưới đây là bảng tổng hợp thông tin thẻ của một số ngân hàng:

Ngân hàng

Phí thường niên (nghìn đồng/ năm)

Lãi suất (%/tháng)

Phí trả chậm (% số TT tối thiểu – mức tối thiểu( nghìn đồng))

Phí rút tiền mặt

(%)

Phí giao dịch ngoại tệ (%)

 

Thời hạn miễn lãi tối đa (ngày)

Vietcombank

100-800

0,83 -1,4

3% - 50

4

2 - 2,5

45 

Vietinbank

75-1000

1,5

5% - 200

4

3

45

BIDV

200-1000

1,5 -1,25

4% -100

4

2,1

45

Agribank

 

 

 

 

 

 

ACB

300-1300

2 - 2,15

4% - 100

4

3 - 3,7

45-60

Sacombank

300-400

2,15

6% - 80

2,15-2,5

3

55

PvCombank

300-900

1 - 1,83

5% - 80

4

2,3

45

Techcombank

300-950

2,316

6% - 150

4

2,5 -4,05

45

SHB

250-800

1,33 - 1,5

4% - 80

4

2,5

45

VIB

200-1000

2 - 2,58

6% - 100

4

3 - 4

45-55

VP Bank

275-880

2,39 - 2,99

5% - 200

4

3,3

45

LienViet

150-400

1,5 - 1,7

3% - 50

4

3

45

TP Bank

250-700

1,33 - 2,05

4% - 110

4

1- 2,7

45

ANZ

350-1500

2,4 - 2,65

4% - 250

4

3,5

45

Citibank

880-1650

2,32 - 2,5

4% - 300

3

4

47

HSBC

350-1200

2,32 - 2,6

4% - 80

4

3,25 - 3,49

45-55

Standard&

Chartered

1000-200

2,2 - 2,4

200

4

3,89

55

 

Vay tín chấp theo lương chuyển khoản

Vay tín chấp theo lương chuyển khoảny lên tới 15 lần lương, số tiền vay lên tới 900 triệu không cần thế chấp tài sản, lãi suất ưu đãi từ 0,6/ tháng

=>>> Xem thêm:Vay tín chấp theo lương chuyển khoản 


>>> ĐĂNG KÝ Vay nhanh trực tuyến chỉ bằng CMND


Hỗ trợ vay tiền ngân hàng


Skype: hotrovaytien
Email: vayvonbankvn@gmail.com
Website: hotrovaytiennganhang.com

dang ký vay